1. Tìm hiểu về bệnh viêm đại tràng mạn tính
Căn bệnh này được nhắc đến rất nhiều hàng ngày. Bởi đây là bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa.
Đại tràng là gì?
Trước hết cần phải biết đại tràng là gì? Đây là bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa với chức năng:
-
Chuyển hóa thức ăn
-
Hấp thu chất dinh dưỡng
-
Đào thải chất thải,…
Đại tràng còn được gọi là “ruột già” nằm ở vị trí cuối của hệ thống tiêu hóa, gần với hậu môn, kích thước đại tràng của người trưởng thành dài khoảng 1,5 mét. Đại tràng gồm nhiều bộ phận khác nhau: manh tràng, kết tràng, trực tràng,… Với kích thước lớn, có vai trò quan trọng và nhiều chức năng nên viêm đại tràng mạn tính là căn bệnh khá thường gặp ở bộ phận này.
Viêm đại tràng mạn tính là gì?
Đây là tình trạng đại tràng bị viêm kéo dài, ở mức độ nặng, gây tổn thương sâu đến niêm mạc đại tràng. Viêm mạn tính khiến đại tràng bị chảy máu do tổn thương. Ở tình trạng nặng, viêm có thể để lại những vết loét, xung huyết và cả áp xe trong đại tràng. Đây là một căn bệnh khá phổ biến tại nước ta với khoảng 20% dân số cả nước hiện nay mắc phải căn bệnh này ở mức độ nặng nhẹ khác nhau.
2. Triệu chứng và nguyên nhân
Khởi phát viêm đại tràng mạn tính do nhiều nguyên nhân khác nhau. Căn bệnh này gây nên những triệu chứng nặng nhẹ khác nhau và đều gây khó chịu cho người bệnh bởi ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa:
Viêm đại tràng mạn tính có các triệu chứng gì?
– Đau bụng kéo dài: Đau thường xuyên ở dọc theo khung đại tràng, bên trái trái đại tràng và khung chậu. Cơn đau có thể theo cơn hoặc đau âm ỉ và chỉ giảm bớt cơn đau sau khi đi đại tiện.
– Phân không bình thường: có thể là đi ngoài phân lỏng, táo bón, đi ngoài ra máu, có nhầy,…
– Suy nhược cơ thể: Viêm đại tràng lâu ngày khiến quá trình hấp thu dinh dưỡng bị ảnh hưởng nặng nề nên cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, đầy bụng, mất ngủ, lo âu,..
– Những người bị viêm đại tràng mạn tính lâu năm thường gầy gò, xanh xao, ốm yếu và luôn luôn mệt mỏi. Đôi khi gầy rộc rất nhanh.
Nguyên nhân gây bệnh
-
Do nhiễm vi khuẩn lao, crohn,…
-
Nhiễm ký sinh trùng, nấm độc hại.
-
Do tình trạng táo bón kéo dài
-
Do lối sống không lành mạnh, ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều hoặc ăn thức ăn rắn gây tổn thương niêm mạc đại tràng dẫn tới viêm và lâu ngày thành mạn tính. Cũng có trường hợp viêm đại tràng mạn tính không rõ nguyên nhân.
3. Điều trị
Việc điều trị viêm đại tràng mạn tính cần sự kết hợp giữa điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống sinh hoạt thường ngày:
Sử dụng thuốc
Tùy theo tình trạng nặng – nhẹ của bệnh hay thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định sử dụng những loại thuốc phù hợp. Thuốc được sử dụng chữa viêm đại tràng chủ yếu là nhằm phục hồi tổn thương, chống viêm, chống nhiễm trùng, chống nấm, chống tiêu chảy, chống loạn khuẩn, giảm đau, đồng thời chống co thắt đại tràng khiến viêm trở nặng hơn,…
Thay đổi chế độ sinh hoạt
Người bị viêm đại tràng mạn tính cần phải chú ý và cẩn thận hơn trong sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng.
Trong ăn uống, nên kiêng đồ cay nóng, chất kích thích, thức ăn quá rắn và cứng. Tùy đợt điều trị mà có thể sử dụng những loại thực phẩm phù hợp, ăn thức ăn lỏng, tăng cường chất xơ, bổ sung vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, đồng thời chống viêm nhiễm khiến bệnh nặng thêm.
4. Mức độ nguy hiểm của viêm đại tràng mạn tính
Là căn bệnh phổ biến nhưng việc chữa viêm đại tràng mạn tính lại không đạt hiệu quả dứt điểm. Đôi khi quá trình điều trị chủ yếu nhằm làm giảm triệu chứng, giúp người bệnh đỡ khó chịu và bớt đau đớn.
Những biến chứng của viêm đại tràng mạn tính
Viêm đại tràng mạn tính kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng khôn lường:
Xuất huyết đại tràng: Viêm nhiễm nặng có thể gây xuất huyết ồ ạt trong đại tràng, nhất là khi bệnh nhân sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, ngộ độc thực phẩm kém vệ sinh,…
Thủng đại tràng: Việc điều trị kháng sinh dài ngày có thể khiến cho các lợi khuẩn đường ruột bị tiêu diệt, các vết loét tại niêm mạc lan rộng và sâu vào thành đại tràng, dẫn đến đại tràng bị rách, thủng, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Giãn đại tràng cấp tính: Viêm lâu ngày khiến chức năng tiêu hóa của đại tràng suy giảm, tổn thương, cấu trúc đại tràng bị giãn, dẫn đến loét, thủng đại tràng.
Ung thư đại tràng: Viêm lâu ngày khiến các tế bào viêm chuyển thành ác tính, chuyển thành ung thư đối với những người bị viêm đại tràng mạn tính kéo dài từ 7 – 10 năm.
4. Mức độ nguy hiểm của viêm đại tràng mạn tính
Là căn bệnh phổ biến nhưng việc chữa viêm đại tràng mạn tính lại không đạt hiệu quả dứt điểm. Đôi khi quá trình điều trị chủ yếu nhằm làm giảm triệu chứng, giúp người bệnh đỡ khó chịu và bớt đau đớn.
Những biến chứng của viêm đại tràng mạn tính
Viêm đại tràng mạn tính kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng khôn lường:
Xuất huyết đại tràng: Viêm nhiễm nặng có thể gây xuất huyết ồ ạt trong đại tràng, nhất là khi bệnh nhân sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, ngộ độc thực phẩm kém vệ sinh,…
Thủng đại tràng: Việc điều trị kháng sinh dài ngày có thể khiến cho các lợi khuẩn đường ruột bị tiêu diệt, các vết loét tại niêm mạc lan rộng và sâu vào thành đại tràng, dẫn đến đại tràng bị rách, thủng, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Giãn đại tràng cấp tính: Viêm lâu ngày khiến chức năng tiêu hóa của đại tràng suy giảm, tổn thương, cấu trúc đại tràng bị giãn, dẫn đến loét, thủng đại tràng.
Ung thư đại tràng: Viêm lâu ngày khiến các tế bào viêm chuyển thành ác tính, chuyển thành ung thư đối với những người bị viêm đại tràng mạn tính kéo dài từ 7 – 10 năm.