Tìm vi khuẩn HP gây bệnh ung thư dạ dày chỉ qua hơi thở

Xét nghiệm HP hơi thở là phương pháp đơn giản nhất, không xâm lấn, không nội soi vẫn phát hiện vi khuẩn H.Pylori – một loại vi khuẩn có thể gây ung thư dạ dày. Độ chính xác đến 95%.

1. Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP có tên khoa học là Helicobacter Pylori (H.Pylori) sinh sống và phát triển trong dạ dày người.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hơn 1/2 dân số thế giới bị nhiễm vi khuẩn HP. Riêng ở Việt Nam, tại Hà Nội có tới 70% dân số bị nhiễm, còn tại thành phố Hồ Chí Minh, 90% số người bị viêm dạ dày có xuất hiện loại vi khuẩn này.

2. Vi khuẩn HP lây nhiễm qua những con đường nào?

Vi khuẩn HP rất dễ lây nhiễm từ người sang người thông qua 3 con đường:

– Đường miệng – miệng: Là đường lây truyền phổ biến thường gặp nhất. Thông qua nước bọt hoặc dịch tiết của người nhiễm HP khi nói chuyện, ăn chung thức ăn, hoặc hôn. Do vậy, HP rất dễ lây lan với những người khác trong gia đình.

– Đường miệng – phân:

Vi khuẩn HP được đào thải qua phân, do đó sẽ trở thành nguồn lây nhiễm cho cộng đồng. Thói quen ăn uống các thực phẩm sống (rau sống, nước chưa đun sôi…) sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm HP.

– Các đường khác:

Khi đến khám tại các cơ sở y tế không uy tín, việc sử dụng chung các vật dụng chưa được tiệt trùng có thể dẫn đến lây nhiễm vi khuẩn HP từ người bệnh sang người lành (dụng cụ nha khoa trong khám răng hàm mặt, dụng cụ nội soi trong nội soi tiêu hóa).

3. Triệu chứng khi nhiễm vi khuẩn HP

Đa số người nhiễm vi khuẩn HP không có bất kỳ triệu chứng nào chỉ khi vi khuẩn HP tiến triển và gây bệnh có thể có các biểu hiện:

– Đau rát ở bụng; đau dữ dội hơn khi dạ dày rỗng (khi đói);

– Buồn nôn;

– Ăn uống không ngon miệng;

– Đầy bụng, ợ hơi;

– Sụt cân.

4. Vi khuẩn HP gây nên những bệnh lý gì?

Trên thực tế, theo nghiên cứu của Bệnh viện K, vi khuẩn HP có 200 loại khác nhau, một số loại mang gen CagA có độc lực cao làm tăng nguy cơ ung thư. Vi khuẩn HP kết hợp với một số yếu tố di truyền, cuộc sống căng thẳng, ăn uống không vệ sinh, môi trường ô nhiễm nhiều các chất độc hại là tác nhân chính dẫn tới viêm dạ dày mạn tính triến triển. Nếu không điều trị dứt điểm thì khoảng 15 – 20% những người nhiễm vi khuẩn HP có nguy cơ tiến triển thành các bệnh lý rối loạn chức năng tiêu hóa; viêm loét dạ dày, tá tràng cấp tính, mãn tính và 2% có thể bị ung thư dạ dày.

Năm 1994, Tổ chức Y tế Thế giới  (WHO) đã xếp vi khuẩn HP thuộc nguy cơ nhóm 1 có khả năng gây ung thư ở người. Năm 2014, WHO ra khuyến cáo điều trị diệt trừ vi khuẩn H. pylori được coi là chiến lược làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.

Vì vậy, việc xét nghiệm chẩn đoán HP dạ dày là cần thiết đặc biệt là ở những đối tượng sau:

– Người bị loét hoặc có tiền sử bị loét dạ dày tá tràng;
– Đã từng được chẩn đoán viêm teo niêm mạc dạ dày/dị sản ruột/loạn sản;
– Mắc u lympho dạ dày;
– Được chẩn đoán chứng khó tiêu chức năng;
– Được sử dụng NSAIDs hoặc ASA lâu ngày;
– Sau cắt hớt niêm mạc dạ dày/cắt dạ dày;
– Thiếu hụt vitamin B12 chưa rõ nguyên nhân;
– Thiếu máu thiếu sắt chưa rõ nguyên nhân;
– Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn;
– Gia đình (bố mẹ, anh chị em ruột) có người bị ung thư dạ dày.

5. Quy trình thực hiện test HP hơi thở

Để lấy được hơi thở làm xét nghiệm test HP hơi thở, bạn chỉ cần làm theo các bước đơn giản như sau:

Bước 1:

– Ngậm túi lấy mẫu hơi thở vào miệng, hít vào bằng mũi và giữ hơi thở trong vòng 5 – 10 giây;

– Thở từ từ vào túi lấy mẫu và thổi căng túi lấy mẫu;

– Khi thở vào túi, chú ý hơi thở phải ra từ phổi.;

– Nếu người bệnh khó giữ được hơi thở dài, có thể thở 2 hoặc 3 hơi ngắn vào túi lấy mẫu. – Túi thở là van một chiều.

Bước 2: Uống ngay (trong vòng 5 giây) 1 viên thuốc UBiT C13 với 100 ml nước nguội (không nhai, không nghiền nát hoặc hòa tan viên thuốc).

Bước 3: Người bệnh nằm nghiêng bên trái 5 phút (hạn chế nói chuyện; không được ăn, uống hay hút thuốc lá).

Bước 4: Người bệnh ngồi dậy trong 15 phút (hạn chế nói chuyện; không được ăn, uống hay hút thuốc lá).

Bước 5:

– 20 phút sau khi uống viên UBiT, người bện

Để kết quả được chính xác nhất, trước khi làm test xét nghiệm, bạn cần lưu ý:

– Dừng kháng sinh hoặc bismuth ít nhất 4 tuần;

– Dừng các thuốc giảm tiết dịch acid dạ dày (PPIs), thuốc bọc niêm mạc dạ dày ít nhất 2 tuần;

– Bệnh nhân không ăn uống trước khi thực hiện ít nhất 4 tiếng.

h thở lần nữa vào túi đựng mẫu hơi thở số 2 (làm tương tự như thở vào túi mẫu số 1);

– Hướng dẫn người bệnh ngồi lại tư thế thoải mái; có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường.