Tầm soát ung thư tiêu hoá

Hệ tiêu hoá đóng vai trò rất quan trọng với cơ thể, ngoài chức năng tiêu hoá, hấp thu thức ăn còn là hàng rào bảo vệ cơ thể chống lại các vi khuẩn và chất độc chất. … Do đảm nhiệm nhiều trọng trách nên hầu như ai trong chúng ta cũng một lần trong đời mắc các triệu chứng bệnh về tiêu hoá, tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Các bệnh này nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống mà còn có nguy cơ tạo gánh nặng về kinh tế trong mỗi gia đình.

THỰC TRẠNG BỆNH NHÂN MẮC UNG THƯ ĐƯỜNG TIÊU HÓA

Theo số liệu thống kê tại Việt Nam, có đến 70% người Việt bị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP) – “thủ phạm” chính gây các bệnh viêm dạ dày cấp và mãn tính, loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày. Số người thực nhiễm bệnh về tiêu hóa đã lên đến hơn 10% dân số, nhẹ thì táo bón, rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày, ợ hơi, trướng bụng, nặng hơn là viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, viêm ruột, ung thư…

Đặc biệt, các bệnh ung thư liên quan đến đường tiêu hóa có xu hướng gia tăng, trong đó điển hình là ung thư dạ dày và đại trực tràng. Theo số liệu thống kê từ Viện Nghiên cứu ung thư Việt Nam, chỉ tính riêng ung thư đại trực tràng, số ca mắc tăng liên tục từ năm 2000 đến nay. Cụ thể: số ca mắc năm 2000 là 2.878 ca, đến năm 2010 tỷ lệ này tăng gần gấp 3 là 7.568 và đến năm 2020 dự báo là 13.269 ca. Phần lớn bệnh được phát hiện khá muộn nên khả năng điều trị rất thấp, thậm chí không có khả năng cứu chữa.

Điều trị các bệnh về tiêu hoá Việt Mỹ

– Nội soi tiêu hóa không đau

– Điều trị Bệnh đau dạ dày

– Điều trị viêm loét dạ dạy

– Điều trị rối loạn tiêu hóa

– Cắt trĩ theo phương pháp hiện đại

– Điều trị ung thư dạ dày-thực quản

– Điều trị ung thư đại trực tràng

– Cắt polyp đại trực tràng

– Phẫu thuật cắt ruột thừa

– Điều trị trào ngược dạ dày-thực quản