Giới thiệu 6 xét nghiệm nội tiết phổ biến nhất

Xét nghiệm nội tiết có thể chỉ định cho cả nam và nữ. Tuy nhiên, nữ giới thường được chỉ định làm danh mục xét nghiệm này nhiều hơn. Xét nghiệm nội tiết chính là 1 trong những phương pháp thăm dò khả năng sinh sản ở nữ giới hoặc nam giới. Trong bài viết này, Việt Mỹ xin phép chỉ đề cập đến một vài xét nghiệm nội tiết ở nữ giới thường được thực hiện.

1. Hiểu đúng về xét nghiệm nội tiết

Xét nghiệm nội tiết tố bao gồm các xét nghiệm FSH, LH, Prolactin, Estradiol, Progesteron, Testosteron. Xét nghiệm này giúp đánh giá hoạt động của buồng trứng, cũng như khả năng dự trữ nang noãn của buồng trứng. Ngoài ra, còn giúp xác định có sự rụng trứng trong chu kỳ muốn khảo sát hay không. Thông qua xét nghiệm nội tiết sẽ giúp bác sỹ đánh giá được khả năng sinh sản của nữ giới.

Căn cứ vào xét nghiệm nội tiết tố, bác sỹ tư vấn hướng theo dõi, điều trị phù hợp.

2. Đối tượng nên làm xét nghiệm nội tiết

Bất kỳ người phụ nữ nào cũng có thể làm xét nghiệm nội tiết. Trong một vài trường hợp, bác sĩ cũng sẽ chỉ định người bệnh làm xét nghiệm nội tiết. Cụ thể như:

  • Nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt (kỳ kinh quá dài hoặc quá ngắn, kinh nguyệt bỗng nhiên mất đi một thời gian).

  • Nữ giới bước vào độ tuổi sinh sản nhưng kinh nguyệt xuất hiện muộn.

  • Người có nguy cơ cao mắc hội trứng buồng trứng đa nang, vô kinh nguyên phát hoặc vô kinh thứ phát.

  • Những trường hợp đi khám vì vô sinh hiếm muộn.

  • Trường hợp đang chuẩn bị thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản.

3. Quy trình làm xét nghiệm nội tiết

Quy trình làm xét nghiệm nội tiết nói chung tại hầu hết các cơ sở y tế hiện nay đều thực hiện lần lượt theo 4 bước.

Bước 1: Bác sĩ tiến hành hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng cho người bệnh.

Bước 2: Thông qua hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định danh mục xét nghiệm phù hợp.

Bước 3: Lấy mẫu xét nghiệm và đem đi phân tích trên hệ thống máy móc chuyên dụng.

Bước 4: Bác sĩ đọc kết quả xét nghiệm, tư vấn, giải thích kết quả, hướng chẩn đoán, đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.

4. Những loại hình xét nghiệm nội tiết phổ biến

Tùy vào chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định loại hình xét nghiệm phù hợp để khẳng định lại chẩn đoán lâm sàng.

4.1. Xét nghiệm hormone Estrogen

Hormone Estrogen quyết định đến đặc điểm của nữ giới nói chung. Hormone Estrogen xuất phát từ buồng trứng và chia thành 3 nhóm chính. Bao gồm E1 – Estrone, E2 – Estradiol và E3 – Estriol.

Trong đó, E2 – Estradiol là chỉ số xét nghiệm hay được chỉ định nhất. Kết quả xét nghiệm nếu cho thấy nồng độ E2 cao hơn mức bình thường thì có thể kéo theo tình trạng rụng tóc, kinh nguyệt rối loạn, tăng khả năng ung thư vú.

Ở người bình thường, nồng độ Estrogen nữ giới dao động trung bình quanh mức 70 đến 220 pmol/L. Xét nghiệm nội tiết tố Estrogen sẽ được chỉ định làm vào ngày thứ 2 cho đến thứ 4 trong kỳ kinh. Với E3 – Estriol thì xét nghiệm chỉ số E3 thường được chỉ định trong các xét nghiệm sàng lọc trước sinh cho thai.

4.2. Xét nghiệm Prolactin

Trong cơ thể nữ giới trưởng thành ở độ tuổi sinh sản, hormone Prolactin sẽ quyết định đến lượng sữa tiết ra. Đồng thời, loại hormone này còn giữ vai trò ngăn chặn rụng trứng thông qua cơ chế đối kháng lại hormone sinh sản.

hư vậy, phụ nữ mang thai luôn có chỉ số hormone Prolactin cao hơn, nên còn được xem như thuốc tránh thai tự nhiên. Tuy nhiên, nồng độ Prolactin cao hơn bình thường có thể gây vô sinh hiếm muộn ở nữ giới.

Nồng độ hormone Prolactin nằm trong ngưỡng an toàn nếu dao động quanh mức 127 μU/mL đến 637 μU/mL.

4.3. Xét nghiệm FSH

Để đánh giá khả năng kích thích tăng trưởng của noãn và khả năng sản sinh Estrogen, người ta thường dựa vào chỉ số FSH. Nếu chỉ số này tăng cao có nghĩa khả năng hoạt động của buồng trứng đang suy giảm.

Chỉ số FSH là bình thường khi nằm trong khoảng 1.4 IU/L đến 9.6 IU/L. Xét nghiệm nên thực hiện vào khoảng thời gian từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 của kỳ kinh.

4.4. Xét nghiệm LH

Thùy trước của tuyến yên chính là nơi bắt nguồn của hormone LH. Loại hormone này giữ vai trò kích thích sự trưởng thành của nang noãn, cũng như phóng noãn, ngoài ra còn kích thích sản sinh Estradiol. Khi LH tăng cao, nữ giới dễ mắc chứng bệnh liên quan đến buồng trứng hơn bình thường.

Mức LH từ 0.8 IU/L đến 26 IU/L xếp vào ngưỡng an toàn. Loại hình xét nghiệm LH nên thực hiện vào thời điểm ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 trong chu kỳ kinh.

4.5. Xét nghiệm AMH

Đây là xét nghiệm rất quan trọng. Đặc biệt khi khám và điều trị vô sinh hiếm muộn, chị em gần như bắt buộc phải làm xét nghiệm AMH. AMH giúp đánh giá chính xác nhất khả năng dự trữ nang noãn của buồng trứng. AMH thấp đồng nghĩa khả năng sinh sản sẽ bị suy giảm..

Nồng độ AMH lý tưởng nhất trong khoảng từ 2 ng/ml đến 6.8 ng/ml.

4.6. Xét nghiệm Progesterone

Nếu lượng hormone Progesterone đột ngột tăng cao dễ khiến chị em bị đau tức ngực, mụn xuất hiện mụn nhiều hơn, không còn hứng thú giao hợp, cơ thể mệt mỏi. Trong thời kỳ mang thai, Progesterone có xu hướng tăng cao hơn, nhằm bảo vệ cho thai nhi.

Nữ giới trưởng thành, không gặp rối loạn hormone thì nồng độ Progesterone chủ yếu dao động quanh mức 5 ng/mL đến 20 ng/mL.