Giải thích các chỉ số xét nghiệm gan và các lưu ý khi làm xét nghiệm này

Xét nghiệm gan có tác dụng giúp người bệnh nắm bắt được tình trạng sức khỏe của gan và theo dõi những vấn đề bệnh lý  đang gặp phải ở gan. Mặc dù là loại xét nghiệm phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được ý nghĩa đằng sau các chỉ số xét nghiệm gan. Dưới đây là một số thông tin cơ bản giúp bạn có những kiến thức chi tiết hơn về loại xét nghiệm này.

1. Vì sao cần thực hiện xét nghiệm chức năng gan?

Xét nghiệm chức năng gan được dùng để kiểm tra hoạt động của gan có đang xảy ra bất thường nào không. Mẫu bệnh phẩm để phục vụ cho xét nghiệm gan là máu lấy từ tĩnh mạch.

Sau khi mẫu máu được phân tích tại phòng xét nghiệm và có kết quả trả ra, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số thu thập được để chẩn đoán. Trong trường hợp chức năng gan có bất thường, bệnh nhân có thể sẽ cần thực hiện thêm những kỹ thuật chẩn đoán bổ sung khác như sinh thiết gan, chẩn đoán hình ảnh (chụp MRI, chụp CT,…) giúp đưa ra những nhận định chính xác nhất về tình trạng bệnh.

Mục đích của việc thực hiện xét nghiệm chức năng gan đó là:chỉ số xét nghiệm gan

  • Kiểm tra, chẩn đoán các bệnh lý về gan, nhất là các bệnh nhiễm trùng như viêm gan B, C, E,…;

  • Tiên lượng mức độ nặng nhẹ của bệnh, ví dụ như xơ gan, ung thư gan,…;

  • Các chỉ số xét nghiệm gan còn phản ánh tiến triển của bệnh, để từ đó đánh giá hiệu quả của các biện pháp điều trị đang áp dụng, đồng thời quyết định phương hướng điều trị phù hợp nhất đối với người bệnh;

  • Đánh giá và theo dõi những phản ứng phụ không mong muốn của thuốc có thể xảy ra trong suốt quá trình điều trị.

2. Chỉ số xét nghiệm gan – đọc sao cho đúng cách?

Nhiều người khi cầm trên tay kết quả xét nghiệm thì không khỏi hoang mang lo lắng về các  chỉ số hiển thị. Để giúp bạn hiểu được phần nào về các chỉ số này, Việt Mỹ có một số hướng dẫn như sau:

2.1. Chỉ số AST

AST (Aspartate transaminase) là một loại enzyme do gan tiết ra với mục  đích là để tham gia vào quá trình chuyển hóa các axit amin. chỉ số này được coi là bình thường nếu ở trong ngưỡng 0 – 40 IU/I. Nếu chỉ số AST nằm ngoài khoảng an toàn này thì rất có thể bệnh nhân đang bị viêm gan do lạm dụng bia rượu, viêm gan do virus, các vấn đề khác về gan như suy gan, gan nhiễm mỡ, u gan hoặc viêm gan tự miễn,…

2.2. Chỉ số ALT (Alanin transaminase)

ALT cũng là một dạng enzyme được sản xuất tại gan, vai trò chính là chuyển đổi protein thành năng lượng, sau đó cung cấp nguồn năng lượng này cho các tế bào gan hoạt động. Từ 0 – 45 IU/I được xem là khoảng an toàn của chỉ số ALT.

Nếu người bệnh uống quá nhiều bia rượu hoặc do tác dụng phụ khi dùng một số loại thuốc thì sẽ gây tổn thương và viêm nhiễm gan, làm giải phóng ALT vào máu. Khi đó kết quả xét nghiệm chỉ số ALT sẽ cao hơn mức bình thường.

2.3. Chỉ số Albumin và protein toàn phần

Gan cũng có vai trò tổng hợp nên Albumin để hỗ trợ cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng, đồng thời tham gia vào các nhiệm vụ cần thiết khác. Mức an toàn của nồng độ Albumin là khoảng từ 35 – 55 g/l. Nếu Albumin có chỉ số thấp hơn 35 g/l thì khả năng cao là bệnh nhân đang bị tổn thương gan.

2.4. Chỉ số GGT và AP

2 chỉ số này được coi là bình thường nếu ở trong các mức dưới đây:

  • AP: từ 35 – 115 IU/I;

  • GGT: từ 3 – 60 IU/I.

Nếu AP và GGT tăng gấp 10 lần vượt mức cho phép thì bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh lý về gan rất rõ ràng.

Cũng cần lưu ý rằng, GGT được tìm thấy nhiều ở gan, trong khi đó AP lại xuất hiện cả ở trong những cơ quan khác như ruột, thận, xương, nhau thai. Do đó nếu AP và GGT đồng loạt tăng thì bệnh nhân có thể đang gặp vấn đề về gan, nhưng cũng có khi AP không tăng còn GGT lại tăng thì bác sĩ cần so sánh với các chỉ số xét nghiệm gan khác để có đánh giá và kết luận cuối cùng.

2.5. Bilirubin

Khi tế bào hồng cầu phân hủy sẽ tạo ra một loại chất gọi là Bilirubin. Chất  này sẽ được vận chuyển qua gan và thải qua phân. Bilirubin được coi là bình thường khi nằm trong các khoảng tham chiếu sau:

  • Bilirubin trực tiếp: từ 0 – 4 mg/dl;

  • Bilirubin gián tiếp: từ 0,1 – 1 mg/dl;

  • Bilirubin toàn phần: từ 0,2 – 1 mg/dl.

Bilirubin đặc biệt tăng cao ở những bệnh nhân trong gan có xuất hiện khối u, viêm đường mật xơ hóa hoặc bị xơ gan.

2.6. Thời gian PT (prothrombin)

Đây là chỉ số đo lường thời gian đông máu. PT bình thường sẽ nằm ở mức 12 giây ± 1. Nếu lâu hơn khoảng này bệnh nhân đang có nguy cơ bị suy  gan, tổn thương gan nặng.