Ngày nay, nhịp sống hiện đại đang trở thành một trong những yếu tố khiến cho nhiều người dễ dàng mắc phải các bệnh lý về đường tiêu hóa.
Không chỉ gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe mà những chứng bệnh về đường tiêu hóa còn làm giảm sút chất lượng công việc, sinh hoạt của chính những người bệnh đó.
Vì vậy, để giúp các bạn có sự nhìn nhận cũng như đánh giá tổng quát về các chứng bệnh này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích nhất, mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu để tìm cho mình một hướng điều trị hợp lý.
Bệnh tiêu hóa là gì?
Theo cấu tạo chung của cơ thể, hệ tiêu hóa của con người là một cấu trúc bao gồm có ống tiêu hóa (miệng, thực quản, dạ dày, ruột, trực tràng và hậu môn) và các bộ phận phối hợp như miệng, lưỡi, răng, nước bọt, dịch tụy, dịch mật…
Khi một trong số những bộ phận này có vấn đề tổn thương nào đó thì khi đó chính là lúc bệnh đường tiêu hóa xuất hiện. Và tùy thuộc vào từng vị trí mắc bệnh mà người ta có những tên gọi cụ thể cho thể bệnh đó. Ví dụ như: Trào ngược dạ dày thực quản, sỏi mật, đau dạ dày.
Nguyên nhân các bệnh lý về đường tiêu hóa
Trong số những nguyên nhân có thể gây các căn bệnh về tiêu hóa, thì chế độ ăn uống được cho là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất.
Việc ăn uống thất thường, không khoa học, và nhất là ăn nhiều những đồ ăn có chứa lượng lớn đường sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu cho người bệnh.
Bên cạnh đó, việc thay đổi thực đơn ăn hàng ngày cũng khiến cho hệ tiêu hóa chưa kịp thích ứng để làm quen, từ đó cũng rất dễ dẫn đến những triệu chứng bệnh.
Ngoài chế độ ăn uống, thì việc người bệnh bị mắc các chứng bệnh và phải sử dụng các loại thuốc tây y để điều trị cũng có thể sẽ gây nên những tác hại đến dạ dày, ruột, đại tràng… lâu dần khiến những bộ phận này tổn thương và phát bệnh.
Không chỉ dừng lại ở những nguyên nhân trên, tình trạng căng thẳng, stress kéo dài… cũng có thể khiến quá trình tiêu hóa của người bệnh bị ảnh hưởng. Do đó, để giúp cho việc tiêu hóa được diễn ra thuận lợi, các bác sỹ khuyên mọi người hãy loại bỏ những suy nghĩ, mệt mỏi để các vấn đề về tiêu hóa không còn cơ hội xuất hiện.
Triệu chứng đường tiêu hóa
Có thể với mỗi bệnh nhân sẽ có những biểu hiện riêng tùy vào thể bệnh, mức độ bệnh cũng như cơ địa mỗi người. Tuy nhiên, hầu hết những bệnh nhân mắc các chứng bệnh về đường tiêu hóa đều có những biểu hiện chung cơ bản như:
Xuất hiện tình trạng đau bụng:
Đây là biểu hiện đầu tiên và cũng là biểu hiện phổ biến, rõ rệt nhất ở những người bị bệnh đường tiêu hóa. Những cơn đau bụng thường xuất hiện và diễn ra một cách âm ỉ, hoặc đôi khi có thể lại dữ dội, quặn bụng, đặc biệt là ở những người bệnh đau dạ dày, viêm đại tràng.
Bên cạnh đó, ở bệnh nhân viêm đại tràng hoặc rối loạn tiêu hóa thì ngoài đau bụng, cũng sẽ đi kèm biểu hiện muốn đi vệ sinh. Mức độ đau bụng sẽ giảm dần sau khi đi vệ sinh xong. Người bệnh lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, thậm chí khi vừa đi vệ sinh xong lại có cảm giác muốn đi tiếp.
Biểu hiện chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu:
Những biểu hiện này làm cho bệnh nhân lúc nào cũng có cảm giác ì ạch, khó chịu như vừa mới ăn no mặc dù là trên thực tế người bệnh ăn rất ít. Kèm theo những biểu hiện này, bệnh nhân mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa còn khổ sở vì tình trạng ợ chua, ợ hơi liên tục.
Biểu hiện rối loạn đại tiện:
Khi gặp vấn đề về đường tiêu hóa, bệnh nhân có thể bị đi đại tiện liên tục, có thể là táo bón, cũng có khi lại tiêu chảy, hoặc kiết lỵ, phân có mùi tanh, hôi, phân sống… Tình trạng này sẽ có nguy cơ khiến những bệnh nhân rơi vào trạng thái mất nước, cơ thể mệt mỏi và cần được bù chất điện giải.
Biểu hiện buồn nôn, ói mửa:
Đây cũng là một biểu hiện mà hầu hết những bệnh nhân gặp vấn đề về tiêu hóa thường gặp phải. Sở dĩ bệnh nhân có biểu hiện này là bởi tình trạng đầy hơi chướng bụng kéo dài đã khiến các bệnh trào ngược dạ dày thực quản trào ngược xuất hiện và đẩy ngược các loại thức ăn lên cổ họng, từ đó gây cảm giác nôn ói ở người bệnh, thậm chí còn có thể nôn ra máu.
Khó nuốt, người mệt mỏi, chán ăn:
Hầu hết bệnh nhân về đường tiêu hóa đều có cảm giác nuốt khó, nuốt vướng ở cổ họng. Bên cạnh đó, các cơn đau ở dạ dày, đại tràng cũng khiến cho người bệnh chán ăn, không muốn ăn, bỏ bữa, lâu dần khiến cơ thể không được bổ sung các dưỡng chất đầy đủ nên người suy nhược và mệt mỏi.